Chào Guest | Nhóm "Guests" | RSS
Image Image Image Image Image Image Image Image
KHO PHIM CHẤT LƯỢNG CAO - MOVIES STORE
LINK MEDIAFIRE, JUMBOFILES, RAPIDSHARE, UPLOADED

[ CHỦ ĐỀ MỚI · THÀNH VIÊN · NỘI QUY · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum moderator: bacsilamsang  
Forum » Sức khỏe và đời sống » 360 độ Y học » Những vụ tai tiếng của y học thế giới
Những vụ tai tiếng của y học thế giới
bacsilamsangDate: Thứ 2, 2011-07-25, 11:01 AM | Message # 1
Đang bay
Group: Moderators
Messages: 99
Reputation: 0
Status: Offline
Theo tạp chí Doctorshop trực tuyến của Mỹ thì những vụ scandal dưới đây được xem là “ngoại hạng”, nổi cộm diễn ra thập kỷ đầu thế kỷ 21 gây bức xúc và làm suy giảm lòng tin của người dân đối với lĩnh vực xưa nay được coi là “từ mẫu”.

Vụ dùng lại xơ-ranh ở Nevada

Vụ dùng lại xơ-ranh ở Nevada hay còn có tên là vụ scandal y học Nevada (Nevada’s Medical Scandal) diễn ra tại Trung tâm Nội soi Nam Nevada (ECN) từ tháng 3/2004 đến tháng 1/2008. ECN đã sử dụng lại các xơ-ranh đã tiêm cho bệnh nhân viêm gan C và cả người bệnh HIV, không tuân thủ theo pháp luật lẫn quy định của ngành y. Hậu quả là trên 40.000 người có nguy cơ bị nhiễm viêm gan C và HIV. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, ông Brian Labus - chuyên gia cao cấp của ECN - đã thanh minh rằng, các nhân viên y tế của họ chỉ dùng xơ-ranh chứ không dùng kim tiêm nên “không có vấn đề gì”. Hầu hết những nạn nhân của ECN không hề hay biết, chỉ có 20% khi phát hiện thấy triệu chứng đi khám nên mới biết mình mắc bệnh. Những người này có dấu hiệu vàng da, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn và nhiều dấu hiệu bất thường khác. Liên quan đến vụ việc trên, Cơ quan y tế bang Nevada đã gửi thư khuyến cáo cho 40.000 người từng đến Trung tâm ECN điều trị từ tháng 3/2004 đến tháng 1/2008 nên đi thử máu.



Vụ Walter Reed

Walter Reed được giới truyền thông gọi là “vụ án nhục nhã đối với quân đội Mỹ”, buộc chính phủ phải thành lập một ủy ban đặc biệt do Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đứng đầu điều tra tìm ra sự thật vì sao các thương binh, sĩ quan Mỹ lại bị ngược đãi ngay tại một trung tâm quân y đặt tại thủ đô Washington do tướng Harvey điều hành. Theo nguồn tin báo chí, có khoảng 15.000 lượt binh sĩ và sĩ quan Mỹ bị thương từ chiến trường Afghanistan và Iraq từ cuối năm 2001 đến tháng 3/2003 được đưa vào điều trị tại Trung tâm Quân y Walter Reed. Thay vì được chăm sóc, những thương binh này lại bị ngược đãi bởi tệ quan liêu cửa quyền. Thuốc phát không đủ, ăn uống thiếu chất, vệ sinh kém dẫn đến bệnh tình thêm nghiêm trọng. Thương binh phải sống chung với gián, muỗi, chuột bọ, côn trùng và do không có tiền hối lộ nên không ai đoái hoài, trong khi đó chi phí cho quốc phòng của Mỹ hằng năm không dưới 60 tỷ USD, thậm chí có năm lên tới 86 tỷ USD như năm 2007.



Vụ trẻ em nhiễm HIV

Theo ông Moris Abdulin, phát ngôn viên Bộ Y tế Kazakhstan, tính đến hết tháng 7/2006, đã có 61 trẻ em, 58 trẻ dưới 14 tuổi ở thành phố Shrymkent, miền Nam Kazakhstan được xác định là nhiễm HIV do sơ suất của dịch vụ y tế địa phương, đặc biệt là trong quá trình truyền máu. Bộ Y tế Kazakhstan cũng thừa nhận đây là vụ scandal nghiêm trọng trong ngành y của quốc gia này, buộc Trung tâm Phòng chống HIV ở miền Nam Kazakhstan phải có kế hoạch kiểm tra 125.000 trẻ em đã từng được điều trị tại các bệnh viện ở khu vực miền Nam Kazakhstan từ tháng 1 đến tháng 3/2006. Liên quan đến vụ việc này, Tổ chức Phòng ngừa HIV/AIDS mang tên Nadezhnaya Opora đã tố cáo các tổ chức cung ứng máu là thủ phạm chính, họ mua cả nguồn máu của những người nghiện ma túy, vô gia cư, đã nhiễm HIV ở Shrymkent với giá rẻ bằng một nửa so với giá quy định 47 USD cho một nửa pint máu (khoảng 1/4 lít). Hậu quả đã có trên 40 trẻ nhỏ dưới 3 tuổi bị nhiễm HIV và tử vong, nhưng người ta lại công bố là bị viêm gan. Đến nay, có khoảng 13.000 trẻ em thuộc diện có nguy cơ nhiễm virut chết người này nhưng vẫn chưa được thử máu và 3 phụ nữ của những đứa trẻ này đã phát hiện thấy có HIV. Được biết, Chính phủ Kazakhstan đã bồi thường mỗi gia đình có trẻ bị nhiễm HIV 800 USD, gấp đôi mức lương tháng bình quân của người dân nước này, ngoài ra còn được điều trị bệnh miễn phí. Theo số liệu của UNICEF, đến đầu tháng 6/2006, cả nước Kazakhstan có 6.485 nhiễm HIV (ảnh 1).

Trên 100 trẻ em tử vong vì tiêm vaccin ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Trung tuần tháng 3/2010, Bộ Y tế Trung Quốc (MOH) đã vào cuộc để điều tra vụ án nghiêm trọng gây tử vong trên 100 trẻ em tại tỉnh Sơn Tây (Shanxi) trong các bệnh viện nhà nước từ năm 2006-2008. Theo Tân Hoa xã, đây là vụ án rất nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, liên quan đến một vị quan chức tên là Chen Taoan, làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh đã hối lộ và đút lót các cơ quan chức năng tuồn vaccin kém chất lượng cho các bệnh viện, gồm vaccin ngừa viêm gan B, bệnh dại và viêm não týp B dùng cho nhóm tuổi từ 2-17. Ngay sau khi tiêm, con cái của 74 gia đình đã mắc bệnh nghiêm trọng như sốt cao, mắt mờ và suy nhược toàn thân, 4 nạn nhân qua đời ngay sau khi tiêm khoảng vài tuần gồm 2 bé trai 9 tháng tuổi, 2 bé gái ở thành phố Luliang và thành phố Yangquan. Cũng theo Tân Hoa xã, mặc dù những ca tử vong đã rõ, song đáng tiếc những loại vaccin này vẫn được dùng tại tỉnh Sơn Tây cho đến tận cuối năm 2008 nên số lượng trẻ tử vong đã tăng lên tới con số trên 100.



Vụ bê bối thuốc chữa bệnh tiểu đường benfluorex ở Pháp

Đầu tháng 2/2011, dư luận thế giới xôn xao về vụ scandal liên quan đến việc sử dụng thuốc benfluorex dùng trị tiểu đường mà người ta tình nghi là thủ phạm gây ra gần 2.000 ca tử vong về bệnh tim mạch tại Pháp. Benfluorex (tên thương phẩm mediator) là sản phẩm của Tập đoàn dược Sevier, được lưu hành nội địa từ năm 1976 nhưng lại gây nguy hiểm cho người dùng nên được dư luận ví như “tử dược”, làm chao đảo hệ thống y tế nước Pháp. Theo tờ Prescribe thì Thanh tra Bộ Y tế của Pháp đã vào cuộc và phát hiện ra nhiều điều mờ ám, thậm chí hãng bào chế đã biết rõ tác dụng phụ của benfluorex nhưng vẫn đưa vào lưu thông, thậm chí còn quảng cáo quá cao tác dụng của benfluorex đối với bệnh tiểu đường týp 2. Theo số liệu công bố trên tờ L’ Express của Pháp thì sự dễ dãi của các cơ quan kiểm định y tế chính là chất xúc tác, làm tăng phản ứng phụ của các loại dược phẩm, gây ra trên 18.000 ca tử vong và 130.000 người khác phải nhập viện cấp cứu. Vụ bê bối thuốc mediator là tiếng chuông cảnh tỉnh cho hệ thống thuốc men của Pháp, đặc biệt là khâu kiểm dịch, nhưng đáng tiếc, những cơ quan kiểm dịch này lại được cấp kinh phí bởi các hãng dược phẩm (ảnh 2).

KHẮC NAM (Theo AFP/DS, 7/2011)
 
Forum » Sức khỏe và đời sống » 360 độ Y học » Những vụ tai tiếng của y học thế giới
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

  GOOD LUCK!   Main   Registration   Login  
Namecheap.com - Cheap domain name registration, renewal and transfers - Free SSL Certificates - Web Hosting
menu

tip

Chia sẻ



Clicksia
SEO sprint - Всё для максимальной раскрутки!
Copyright 2024 © DTD88 Make a free website with uCoz