Chào Guest | Nhóm "Guests" | RSS
Image Image Image Image Image Image Image Image
KHO PHIM CHẤT LƯỢNG CAO - MOVIES STORE
LINK MEDIAFIRE, JUMBOFILES, RAPIDSHARE, UPLOADED

[ CHỦ ĐỀ MỚI · THÀNH VIÊN · NỘI QUY · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum » Main Forum » Thủ thuật Tin học-Máy tính » Tạo e-book: Những thủ thuật định dạng (Quantrimang.com)
Tạo e-book: Những thủ thuật định dạng
handcockDate: Thứ 4, 2011-05-25, 11:46 PM | Message # 1
Đến gần khí quyển
Group: Administrators
Messages: 1074
Reputation: 10
Status: Offline
Ai cũng có thể tạo một cuốn sách điện tử (e-book) từ những tài liệu sẵn có, nhưng để e-book có định dạng tốt và đọc được trên nhiều loại thiết bị, cách làm sẽ có phần phức tạp hơn.

Sau nhiều năm chịu phận "chầu rìa", sách điện tử (e-book) cuối cùng cũng đã bắt đầu bước vào thời kỳ “đe dọa” sách in đóng bìa. Người đọc bình thường, cũng như người chuyên đọc sách đang ngày càng quen đọc trên các thiết bị như Kindle, các loại smartphone, iPad hay MTXT. Các thiết bị này ngày càng được ưa chuộng trong giới kinh doanh và kỹ thuật. Thí dụ, bộ phận nhân sự có thể phát cho nhân viên những cẩm nang kỹ thuật số, và các nhân viên CNTT có thể "đút túi" các tài liệu tham khảo tương đương 800 trang giấy về các ngôn ngữ lập trình hay các hệ điều hành được ưa chuộng mà không phải mang vác nặng nề như sách in.

Một trong những đặc điểm hấp dẫn nhất của quá trình này là bạn không cần phải là một nhà xuất bản chuyên nghiệp để làm ra một e-book có định dạng tốt và hữu ích. Hầu như ai cũng có thể lấy một bản thảo có sẵn, như cẩm nang kỹ thuật, sách trắng (white paper) của công ty, hay ngay cả tiểu sử cá nhân, để chuyển đổi nó thành e-book.

Nhưng bạn cần nhiều thứ hơn là chỉ một bản tài liệu. Bạn sẽ cần phần mềm thích hợp và cách thực hiện, vì để tạo ra một e-book hơi phức tạp hơn bạn tưởng. Có rất nhiều định dạng e-book, các cách chuyển đổi tài liệu nguồn sang một trong những định dạng đích, chúng có thể làm quy trình chuyển đổi không dễ thực hiện.

Trong bài này, tác giả cố gắng làm sáng tỏ vấn đề bằng cách xem xét quy trình tạo e-book từ đầu đến cuối, từ lúc định dạng tài liệu nguồn cho đến lúc ra thành phẩm. Bài viết sẽ bàn về định dạng nguồn và đích, các vấn đề bạn có thể sẽ gặp phải và giới thiệu vài phần mềm hữu dụng.
Các thủ thuật tạo e-book

Tạo e-book: Những thủ thuật định dạngTạo e-book có thể là một quy trình khó khăn, thường không có một lối định sẵn từ tài liệu gốc đến thành phẩm. Khó nói trước bạn có thể cần phải làm gì hay không cần làm gì, để đảm bảo một quá trình nào đó có kết quả chính xác. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu quy trình chuyển đổi, có nhiều cách để làm mọi việc suôn sẻ.

Hãy bắt đầu với một tài liệu đầu vào rõ ràng nhất có thể. Không nên có phần cách điệu hóa, định dạng nào hay các yếu tố nào mà bạn không muốn xuất hiện trong thành phẩm. Nếu có yếu tố nào mà định dạng đích không hỗ trợ, chúng có thể được tự động loại bỏ, nhưng đôi khi các yếu tố này cũng có thể được chuyển đổi thành thứ mà bạn không muốn có. Không có chọn lựa nào khác, bạn chỉ cần tự mình “làm sạch” bản gốc, nhưng bạn cũng có thể phải soạn thảo quy trình làm sạch tài liệu tùy theo định dạng bạn dùng để tạo tài liệu gốc.

Hãy cân nhắc xem bạn có thể dùng HTML làm định dạng mục tiêu trung gian trong mọi trường hợp. Vì đa số định dạng e-book đều xoay quanh một dạng HTML nào đó, tốt hơn là bạn nên lấy HTML làm định dạng chuẩn để trước hết xuất tài liệu từ chương trình mà bạn đã dùng để biên tập tài liệu. Việc này giúp giảm thiểu khối lượng xử lý mà chính chương trình chuyển đổi phải thực hiện. Hơn nữa, nếu bạn cần phải tự tay biên tập để tập tin này được xử lý đúng cách, HTML là một định dạng thuận tiện cho bạn làm việc này. Bạn không có phương tiện nào khác ngoài trình soạn thảo văn bản gốc (plain-text editor), để tiếp cận trực tiếp mã nguồn.

Hãy thử kết quả trên nhiều thiết bị. Bạn nên có càng nhiều thiết bị đọc càng tốt, nếu không, bạn hãy liên lạc với những người có các thiết bị đọc khác nhau và xin ý kiến phản hồi của họ. Thí dụ, ứng dụng Kindle cho máy tính để bàn có những tính năng mà chính thiết bị chuyên dụng không có (thí dụ, tính năng xử lý ký tự non-Western), nên ứng dụng này giúp bạn biết khi nào xảy ra các vấn đề như thế.

Chuẩn bị chuyển đổi lại nếu cần. Bạn phải kiểm tra nhiều lần một e-book để đảm bảo mọi thứ đều được chuyển đổi đúng cách. Có khả năng là tài liệu không được chuyển đổi đúng cách và bạn sẽ phải bắt đầu lại và phải tự mình chỉnh sửa nhiều thứ. Dưới một khía cạnh nào đó, đây là một lý do khác để bạn dùng HTML làm định dạng trung gian, vì nhiều chỉnh sửa có thể phần nào được tự động hóa. Hãy ghi chú yếu tố nào bị lỗi để sau này bạn không vấp lại.

Định dạng nguồn

Việc tạo e-book nào cũng bắt đầu với một tài liệu nguồn: đó là một bản thảo bạn đã soạn hay do người khác cung cấp cho bạn. Ngay lúc này đã có vấn đề rồi, vì ngay cả một tài liệu “sạch” cũng có thể gây ra khó khăn trong việc chuyển đổi. Mục tiêu của bạn là phải đảm bảo việc định dạng tài liệu phải còn nguyên vẹn.

Có thể hầu hết các tài liệu được sử dụng làm nguồn để tạo e-book sẽ phải được chuyển đổi 2 lần: lần đầu là chuyển sang một định dạng mà phần mềm chuyển đổi có thể sử dụng, và lần 2 là chuyển sang định dạng e-book thật sự. Đôi khi bạn có thể giảm thành một bước, nhưng tốt hơn hết nên xem như bạn phải cần 2 bước để thực hiện hoàn toàn việc chuyển đổi.

Sau đây là danh sách các định dạng bạn có thể dùng:

HTML (HyperText Markup Language)

Định dạng này đã được nói đến ở phần trên, nhưng cũng cần lặp lại. Nếu bạn cần một định dạng chuẩn thì HTML là định dạng bạn cần. Lý do là định dạng này rất phổ biến; hầu hết chương trình xử lý văn bản nào cũng có thể tạo hay đọc được HTML. Nó cũng hỗ trợ nhiều tính năng mà e-book sẽ sử dụng, như tính năng siêu liên kết (hyperlink), kiểm soát phông chữ, tiêu đề, hình ảnh...

Sẽ khó khăn nếu bạn không sử dụng HTML lúc bắt đầu. Nếu bạn đang đối chiếu các bài viết từ một trang blog hay trang wiki và kết hợp chúng lại thành một e-book, bạn sẽ không bị vất vả nhiều. Nhưng nếu bạn bắt đầu với một tài liệu có định dạng DOC hay DOCX của Microsoft Word hay ODF (OpenDocument Format), tốt hơn hết bạn nên xuất tài liệu này trực tiếp từ ứng dụng nguồn sang HTML (Người dùng Word nên lưu tài liệu theo tùy chọn “Web Page, Filtered HTML”, theo đó, hầu hết các yếu tố không cần thiết do Word tạo ra được loại bỏ).

Xuất chuyển tài liệu sang định dạng HTML từ chương trình nguồn giúp giữ lại các định dạng cốt yếu nhất và thường giữ lại được chương, đoạn của tài liệu: các tiêu đề của dàn bài được chuyển đổi thành các thẻ (tag) H1 / H2 / H3 mà hầu hết các chương trình chuyển đổi có thể nhận dạng chính xác. Có vài chương trình cũng có thể tự tạo được bảng mục lục từ các thẻ này. Tuy nhiên, sử dụng Word để tạo bảng mục lục TOC (Table Of Contents) trước khi dùng chương trình chuyển đổi tài liệu thành e-book cũng có kết quả tốt, vì Word thường có nhiều tùy chọn định dạng hơn.

DOC hay DOCX của Microsoft Word


Bản thảo gốc thường có định dạng của Microsoft Word. Word là định dạng độc quyền sở hữu, nhưng hầu hết các thiết bị đều có thể đọc hay soạn thảo tài liệu Word. Và định dạng này được thiết bị hỗ trợ cho hầu hết mọi thứ như công thức, phân chương, chú thích cuối trang, hay chỉ mục cuối sách; nói cách khác, bất kỳ yếu tố nào có trong một e-book.

Tuy nhiên, tài liệu Word nên được xem là khởi điểm dùng làm định dạng chuyển đổi trung gian, giống như HTML, hơn là một định dạng dùng để trực tiếp chuyển đổi thành e-book. Thật vậy, hầu hết các chương trình chuyển đổi e-book không chấp nhận Word làm kiểu tài liệu nguồn. Các chương trình này có thể chấp nhận định dạng “anh em” của Word là RTF, nhưng đó đã là ít nhất một bước chuyển đổi từ tài liệu gốc và càng có khả năng là một vài tính năng sẽ có thể không được chấp nhận qua quy trình chuyển đổi. Thí dụ, RTF có hỗ trợ các tính năng như phân đoạn và chú thích cuối trang, nhưng chương trình tạo e-book Calibre có lúc không xử lý chính xác các tính năng này khi thử nghiệm.

OpenDocument (ODF)

OpenDocument (ODF) là định dạng được OpenOffice.org sử dụng (Microsoft Word cũng hỗ trợ ODF, dù đó không phải là định dạng mặc định cho Word, đó chỉ là một trong các định dạng mà Word đọc và soạn thảo được). OpenOffice thuộc công ty thứ ba cung cấp các định dạng, cho phép bạn xuất chuyển trực tiếp sang các định dạng Epub; cũng có một số các ứng dụng sử dụng độc lập, như ODFToEPub, có thể chuyển đổi trực tiếp. Nếu bạn đã có thói quen tạo tài liệu của bạn ở định dạng ODF, bạn có thể tạo một e-book hoàn chỉnh nhanh hơn một chút.

PDF (Portable Document Format)

Không thể không nhắc đến định dạng PDF của Adobe. Trước giờ, nó vẫn được sử dụng làm một định dạng e-book. Nhiều chương trình (như Word và OpenOffice.org) xuất chuyển trực tiếp sang PDF, có thể mở và đọc được trong nhiều ứng dụng. Trong thực tế, trước khi các thiết bị đọc sách điện tử chuyên dùng xâm nhập thị trường, phần lớn e-book là file PDF được thực hiện từ các bản sách in tương ứng.

Tuy nhiên, không nên cố dùng PDF làm định dạng nguồn. Vì được thiết kế để sao chép chính xác lại các trang in, một tài liệu dạng PDF cần được "dỡ" ra rồi kết hợp lại nếu nó được dùng làm định dạng nguồn cho một e-book có định dạng khác PDF. Chỉ nên dùng PDF làm định dạng nguồn cho các định dạng e-book khác nếu bạn không còn lựa chọn nào khác.

Định dạng đích

Có thể bạn sẽ không dùng một định dạng đích cho e-book của mình mà là nhiều định dạng. Nếu bạn muốn nhắm vào đối tượng người đọc sử dụng nhiều loại thiết bị khác nhau như Nook, Kindle hay iPad, cần hỗ trợ càng nhiều thiết bị càng tốt. Thí dụ, thiết bị Kindle không hỗ trợ các tập tin có định dạng Epub.

Sau đây là các định dạng đích e-book thường dùng nhất và đặc điểm của chúng.

Epub

Tạo e-book: Những thủ thuật định dạngLà một định dạng mở, không độc quyền sở hữu, dùng XHTML làm cơ sở cho định dạng tài liệu, Epub được hỗ trợ rộng rãi dùng làm định dạng đầu ra của các ứng dụng tạo e-book. Thí dụ như iTunes chỉ chấp nhận ePub làm định dạng nguồn. Thật vậy, rất thuận lợi khi tạo được một bản sao sản phẩm của bạn theo định dạng Epub bất kể bạn đang tính chuyển đổi sang các định dạng nào khác.

Epub có vài điểm bất lợi. Phương pháp định dạng của nó giả định văn bản sẽ được sắp xếp lại (reflowed) cho vừa với thiết bị, nên các sách đòi hỏi phải trung thực với trang theo kiểu PDF sẽ không hợp với định dạng Epub. Ngoài ra, nó cũng không hỗ trợ cho các phương trình trừ phi chèn các phương trình này dưới dạng hình ảnh. TeX hay MathML, 2 ngôn ngữ thường được dùng để trình bày tài liệu toán học, đều không được hỗ trợ. Epub không có phương pháp chuẩn để thể hiện hay chia sẻ các chú giải, đây cũng có thể là một điểm hạn chế khác cho người xuất bản giáo trình điện tử.

Vì lý do trên, định dạng này dùng tốt nhất cho văn bản “chay”, hay tài liệu mà kiểu định dạng sắp xếp lại không làm ảnh hưởng gì.

MOBI và Kindle

Một dạng khác của phiên bản ban đầu của Epub là MOBI (hay Mobipocket), được công ty cùng tên phát triển làm định dạng để sử dụng với phần mềm đọc e-book của họ, ban đầu được thiết kế cho các thiết bị trợ giúp kỹ thuật số cá nhân PDA (personal digital assistant) và sau này dùng cho smartphone. Sau khi Amazon mua lại công ty này, họ đã dùng MOBI làm cơ sở cho định dạng e-book riêng của thiết bị đọc sách Kindle. MOBI hỗ trợ quản lý bản quyền kỹ thuật số DRM (Digital Rights Management), nhưng các tài liệu MOBI không được mã hóa vẫn có thể đọc được trên Kindle mà không gặp vấn đề nào.

PDF

Định dạng PDF có thể đọc được trên hầu hết các thiết bị e-reader, gồm cả Kindle. Xuất chuyển sang định dạng PDF là cách tốt nhất khi bạn muốn giữ lại y hệt cách trình bày của trang, gồm cả hình ảnh, kiểu chữ...

Tuy nhiên, chính đặc điểm trên lại gây khó khăn cho PDF trong vài trường hợp như đã trình bày ở trên. Các định dạng e-book khác được thiết kế để dùng độc lập, không phụ thuộc vào độ phân giải của thiết bị, và các trang được sắp xếp lại khi hiển thị trên mỗi thiết bị khác nhau. Đây là một trong những lý do mà thiết bị Kindle lúc đầu không đánh số trang sách, vì cách đánh số trang cho một cuốn sách nào đó có thể thay đổi tùy theo loại thiết bị hay cỡ màn hình mà bạn sử dụng để đọc sách.

Ngược lại, PDF sao chép lại càng giống càng tốt cách định dạng của trang gốc, bất kể thiết bị đích có kích thước nào. Một văn bản PDF có kích thước trang 8,5x11” có thể đọc được trên màn hiển thị lớn, nhưng lại khó đọc trên thiết bị Kindle hay Nook. Một vài trình đọc PDF, như ứng dụng Acrobat Reader của chính Adobe, có thể sắp xếp lại trang một văn bản PDF cho vừa với cỡ màn hình bất kỳ nào đó - nhưng đây không phải là một tính năng lúc nào cũng có thể dùng được, và bạn không nên dựa vào tính năng này.

Nếu buộc phải dùng PDF, bạn nên xem nên xuất chuyển tài liệu của bạn theo cỡ trang khác để phù hợp người sử dụng e-reader có màn hình nhỏ. Việc này đòi hỏi bạn phải tìm hiểu xem cỡ trang nào là thích hợp nhất với các e-reader thông dụng.

Các yếu tố cần đưa vào

Bảng mục lục

Một e-book không được phân chương thích hợp sẽ rất khó điều hướng, lại càng khó với các thiết bị khi điều hướng đến một điểm nào đó trong sách. Thí dụ, thiết bị Kindle không có màn hình cảm ứng, nên việc tìm tới tìm lui trong một cuốn sách mà không có bảng mục lục sẽ rất khó chịu.

Thay đổi phông chữ

Đây là điều quan trọng nhất nếu bạn muốn tách vài yếu tố nào đó khỏi phần còn lại của văn bản, thí dụ một số mẫu chữ trình bày khác đi trong một phông đơn cách (phông monospace - mọi ký tự đều có độ rộng bằng nhau). Đây không phải là vấn đề định dạng mà là vấn đề chuyển đổi, vì phông bạn chọn có thể đôi khi bị loại hoàn toàn trong quy trình chuyển đổi, hoặc không được hỗ trợ trên vài thiết bị.

Bạn nên thử dùng ít nhất 2 kiểu phông khác nhau trong tài liệu của bạn: một phông chính tiêu chuẩn và một phông đơn cách, để xem các kiểu font này đọc được hay không trên các thiết bị khác nhau và trong cách định dạng sách khác nhau. Đôi khi lệnh khai báo phông (font declaration) không áp dụng được: thí dụ, với Kindle, bạn cần phải dùng thẻ <pre> HTML trong e-book để hiển thị được văn bản bằng phông đơn cách.

Hình ảnh minh họa

Đây có thể là vấn đề quan trọng cho vài loại sách. Bạn cần xem hình ảnh có được chuyển đổi chính xác không tùy theo chương trình đang sử dụng. Xuất chuyển sang HTML làm bước trung gian có thể giúp bạn ở khâu này, vì các tham chiếu hình ảnh trong HTML đều được thực hiện khá nhất quán trong suốt quy trình chuyển đổi.

Chú thích cuối trang

Chú thích cuối trang thường được chuyển đổi thành siêu liên kết (superlink) trong e-book, nhưng cũng có nguy cơ bị biến mất nếu quy trình chuyển đổi không biết cách thực hiện chính xác. Đây là một lý do khác để bạn nên xuất chuyển sang HTML trước. Nếu chú thích cuối trang và chú thích cuối bài chuyển đổi thành các yếu tố siêu liên kết đúng cách trong bước đó, thì chúng có thể truy xuất được trong thành phẩm.

Ký hiệu phát âm

Vài ngôn ngữ, thí dụ như tiếng Nhật, sử dụng cái gọi là “ruby markup”. Đó là phần chú giải xuất hiện cạnh văn bản, để cho biết cách phát âm của từ nào đó. HTML hỗ trợ ruby markup, nhưng điều này không có nghĩa là nó sẽ luôn luôn hiển thị chính xác trong e-book đã được chuyển đổi.

Bạn có thể gặp một số các vấn đề lạ khác. Thí dụ, nếu bạn có một tài liệu trong đó các tiêu đề dàn bài (thường để chỉ các chương) được tự động đánh số, thì cách đánh số này không phải lúc nào cũng được giữ lại trong quy trình chuyển đổi. Chẳng hạn, một tài liệu đã được tự động thêm “Chương _:” vào đầu mỗi chương, nhưng khi chuyển đổi thành e-book, phép tự động đánh số này không còn nữa.
Ứng dụng chuyển đổi

Tạo e-book: Những thủ thuật định dạngCác phần mềm tạo nội dung, như phần mềm xử lý văn bản hay bộ phần mềm xuất bản, chỉ là công cụ khởi đầu để thêm định dạng e-book vào danh sách các dạng xuất khả dụng. Bạn sẽ luôn phải dùng một loại ứng dụng độc lập để thực hiện việc chuyển đổi cuối cùng.

Bạn có thể nghe nói đến vài công cụ được thiết kế chuyên dùng và không phải là các tiện ích chuyển đổi thông thường. Những người tạo e-book cho Kindle chẳng hạn, phải sử dụng một công cụ riêng của Amazon gọi là KindleGen để tạo một tập tin tương thích với Kindle từ đầu vào ở dạng HTML hay Epub.

Sau đây là 4 trong số các ứng dụng chuyển đổi nổi tiếng. Ngoài ra, còn nhiều ứng dụng khác nữa. Khi đối chiếu cách xử lý và khả năng của các ứng dụng này, rõ ràng là chúng ta còn lâu nữa mới có được một bộ phần mềm xuyên suốt duy nhất phù hợp với nhu cầu người dùng.

Adobe InDesign CS5.5

InDesign thường được xem là một bộ phần mềm xuất bản toàn diện dành cho máy tính để bàn, nhưng trong vài phiên bản gần đây nhất, đặc biệt là trong phiên bản sắp ra mắt 5.5, bộ phần mềm này được định vị chủ yếu là một nền tảng để tạo đầu ra cho nhiều đích khác nhau.

Phần mềm này hiện nay có các tùy chọn xuất chuyển cho định dạng Epub. InDesign chấp nhận nhiều định dạng tài liệu nhập vào, và có thể ánh xạ thông tin kiểu dáng văn bản từ tài liệu nguồn đến bất kỳ định nghĩa kiểu dáng nào mà bạn đã thiết lập trong InDesign. Một tiện ích nhúng từ Amazon cũng cho phép bạn xuất chuyển trực tiếp từ InDesign sang định dạng Kindle.

InDesign có 2 hạn chế lớn. Một là phạm vi và quy mô của chương trình. Vì nó là một giải pháp xuất bản toàn diện, nên đòi hỏi nhiều công sức hơn để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, chứ không phải là một tiện ích chuyển đổi đơn giản. Hai là giá quá cao, ngoài tầm với của người dùng không muốn đầu tư nhiều tiền như thế, dù phiên bản dùng thử 30 ngày có thể thuyết phục chương trình đáng mua hay sẽ làm bạn hết thấy có nhu cầu.

Adobe InDesign CS5 của Adobe Systems Inc.
Giá: 699 USD (~14,7 triệu đồng)
Tương thích các HĐH Windows XP/Vista/7, Mac OS X 10.5.8/10.6

Calibre

Calibre, một ứng dụng nguồn mở và miễn phí, được tiếp thị như là một giải pháp quản lý e-book cá nhân nhiều hơn là một bộ phần mềm làm việc. Ứng dụng này có thể được sử dụng làm tiện ích chuyển đổi e-book, và là một ứng dụng mạnh mẽ, miễn là bạn hiểu được đầy đủ hết các tùy chọn. Vì thế, nó là ứng dụng tốt nhất để bạn bắt đầu, nhất là nếu bạn đang lọc các yếu tố của đầu ra cho nhiều định dạng e-book.

Điểm ưu việt của Calibre là nó hỗ trợ nhiều kiểu tài liệu đầu vào: phần mềm này có thể chấp nhận các định dạng ODR, RTF, Epub, MOBI, PDF và HTML. Calibre cũng có thể định dạng lại các tài liệu theo các nguyên tắc suy nghiệm (thí dụ, dàn trải văn bản thuần khi có quá nhiều dấu ngắt dòng), hay chèn dấu nhận biết giữa 2 chương (như một dấu ngắt dòng, từ “Chương” và sau đó là một con số) bằng cách xem xét cấu trúc văn bản.

Tuy nhiên, Calibre không hỗ trợ tài liệu DOC hay DOCX, nên tài liệu nào làm bằng Word phải trước hết được lưu bằng một định dạng khác. Lưu theo định dạng ODF hay HTML từ Word có vẻ là phương pháp tốt nhất để giữ lại cách định dạng và đặc điểm, gồm các yếu tố như định dạng đơn cách cho mẫu ký tự. Phần mềm cũng có thể chuyển đổi nhiều sách hay riêng từng sách.

Calibre của Kovid Goyal
Giá: miễn phí
Tương thích các HĐH Windows, Mac OS X, Linux

OpenOffice.org

OpenOffice.org tự nó không phải là một phần mềm chuyển đổi e-book. Đó là một bộ phần mềm văn phòng nguồn mở miễn phí. Do đó, có một số người đã cài đặt chương trình bổ sung cho OpenOffice.org để xuất chuyển sang các định dạng e-book từ bên trong chương trình.

Thí dụ, Writer2ePub xuất trực tiếp từ bên trong OpenOffice thành định dạng Epub; ODFToEpub có thể thực hiện chuyển đổi độc lập các tập tin ODF hay có thể dùng như một tiện ích nhúng trong OpenOffice.

OpenOffice.org cũng có một tính năng xuất chuyển PDF riêng mạnh mẽ, một tính năng có nhiều tùy chọn hơn tính năng xuất chuyển riêng trong Microsoft Word. Tính năng này hữu ích nếu bạn muốn dùng PDF làm kiểu tài liệu mục tiêu.

OpenOffice.org của Oracle
Giá: miễn phí
Tương thích các HĐH Windows, Mac OS X, Linux, Solaris

Sigil

Là một thí dụ khiêm tốn hơn về một phần mềm tạo e-book, Sigil vừa miễn phí vừa là nguồn mở. Ứng dụng này gần giống như một trình soạn thảo có thể xuất chuyển thành e-book (nó có một trình soạn thảo tài liệu tích hợp sẵn) hơn là một bộ phần mềm chuyển đổi cho các tài liệu có sẵn, nhưng nó cũng có các công cụ khác nhau để tách và ghép một e-book hoàn chỉnh (như một trình soạn thảo bảng mục lục).

Hạn chế chính của Sigil là cách nó xử lý việc nhập tài liệu nguồn. Nó chỉ chấp nhận HTML, văn bản thuần hay các tập tin Epub có sẵn làm tài liệu đầu vào, nên ứng dụng này sử dụng tốt nhất nếu bạn có thể xuất chuyển tài liệu gốc của bạn sang HTML theo cách mà nó có thể giữ lại tất cả các định dạng quan trọng nhất. Một phần mềm tương tự là Jutoh, chấp nhận các tập tin OPL và có các tùy chọn soạn thảo mạnh mẽ hơn một chút; và có giá 39 USD (~820.000 đồng).

Sigil của Strahinja Markovic
Giá: miễn phí
Tương thích các HĐH Windows XP/Vista/7, Mac OS X 10.5/10.6, Linux

Kết luận

Mức gia tăng ồ ạt nhu cầu e-book trong thời gian gần đây chưa kéo theo sự phát triển các sản phẩm hoàn chỉnh tạo e-book. Rõ ràng đang thiếu một sản phẩm ưu việt để có thể hướng dẫn người dùng qua suốt quy trình tạo sách và giúp họ kiểm tra kết quả. Với tất cả các định dạng sách khác nhau hiện có, tạo được một sản phẩm như thế sẽ có thể khó khăn hơn mọi người tưởng.

Có điều tốt là sự bùng nổ e-book đã phần nào giúp hợp nhất các định dạng. Kindle, Nook, và iTunes Bookstore (phục vụ cho cả iPhone và iPad), hiện nay nổi lên thành mục tiêu phổ biến nhất cho e-book.

Đã đến lúc cần phải có một sản phẩm có thể hướng dẫn bạn qua suốt quy trình. Tuy nhiên, tạm thời chúng ta sẽ phải thu xếp sử dụng các công cụ hiện có, và sử dụng chúng một cách cẩn thận.
Theo PC World VN


Earthandsky-Exciting Personal Website-Join Us and feel!
 
Forum » Main Forum » Thủ thuật Tin học-Máy tính » Tạo e-book: Những thủ thuật định dạng (Quantrimang.com)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

  GOOD LUCK!   Main   Registration   Login  
Namecheap.com - Cheap domain name registration, renewal and transfers - Free SSL Certificates - Web Hosting
menu

tip

Chia sẻ



Clicksia
SEO sprint - Всё для максимальной раскрутки!
Copyright 2024 © DTD88 Make a free website with uCoz