Chào Guest | Nhóm "Guests" | RSS
Image Image Image Image Image Image Image Image
KHO PHIM CHẤT LƯỢNG CAO - MOVIES STORE
LINK MEDIAFIRE, JUMBOFILES, RAPIDSHARE, UPLOADED

[ CHỦ ĐỀ MỚI · THÀNH VIÊN · NỘI QUY · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum » Giải trí » Kì bí quanh ta! » Kỳ lạ thuật khinh công (Tin Đa Chiều)
Kỳ lạ thuật khinh công
handcockDate: Thứ 5, 2011-10-13, 8:12 PM | Message # 1
Đến gần khí quyển
Group: Administrators
Messages: 1074
Reputation: 10
Status: Offline
Cho đến nay, khoa học chưa có cách nào giải thích hiện tượng khinh công vì nó đi ngược lại hoàn toàn định luật vạn vật hấp dẫn.

Ảnh: stanford.edu.

Nhiều tài liệu cổ của phương Đông và phương Tây ghi chép khá tỉ mỉ về khả năng con người tự bay lên mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Tuyệt kỹ khinh công đó là sự thực hay chỉ là trò ảo thuật?

Khinh công (Levitation) là kỹ thuật tự bay trong không khí mà không cần trợ giúp, trái ngược hoàn toàn với định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Sách tôn giáo ghi nhận 300 vị thánh có thể tự bay lên.

Pha khinh công đầu tiên được ghi lại là do Simon Magus thực hiện vào thế kỷ một. Ông ta là một giáo sĩ theo dòng dị giáo, tham gia tập luyện nhiều “tà thuật” như phép tàng hình, khinh công. Người thực hiện pha bay lượn trong thời gian lâu nhất là Joseph Capertino thế kỷ 17. Giáo sĩ đạo Tin Lành này đã lơ lửng trong không khí khoảng hai tiếng đồng hồ.

Những đạo giáo khác như Hindu, Bà la môn và Phật giáo cũng ghi nhận nhiều trường hợp khinh công. Trong cuốn sách “Khoa học huyền bí ở Ấn Độ thời cổ đại”, tác giả Louis Jacollios (Pháp) đã ghi lại khá chi tiết các pha khinh công.

Nổi tiếng nhất là tu sĩ Milarepa, một nhà yoga hàng đầu ở Tây Tạng thuộc thế kỷ 19. Ông này được mệnh danh là người nắm giữ nhiều sức mạnh huyền bí đến nỗi có thể đi lại, ăn, ngủ trong khi khinh công lơ lửng giữa không khí. Không chỉ các thầy tu khổ hạnh tại Ấn Độ có thể thực hiện tuyệt kỹ này, mà các môn đệ của phái Ninja ở Nhật Bản cũng có khả năng tương tự.

Một kỹ thuật thấp hơn của khinh công là khinh hành (đi bộ cực nhanh), khá phổ biến tại các khu vực có địa hình phức tạp ở Trung Hoa, Nhật Bản. Các môn đồ của khinh hành có thể đi lại rất nhanh và an toàn ở những nơi núi non hiểm trở, bằng kỹ thuật phi thân (nhảy), thần hành (chạy hàng trăm dặm mà chân không chạm đất), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường), thủy thượng phiêu (chạy trên nước).

Những tuyệt kỹ khinh công dù thực hiện ở đâu đều có một điểm giống nhau, đó là sử dụng một kỹ thuật nào đó để giảm hoặc mất hẳn tác động của lực hút trọng trường. Nói về điều này, cần nhắc đến một khái niệm vật lý là trọng lượng biểu kiến. Nó đặc trưng cho lực nén của vật lên mặt sàn hoặc sức căng của lò xo thể hiện sức nặng của một vật nào đó. Chính trọng lượng biểu kiến tạo cảm giác về sức nặng nhẹ của cơ thể. Khi không có cảm giác về trọng lượng biểu kiến (rơi từ trên cao xuống mà không có sàn đỡ), chúng ta sẽ rơi vào trạng thái không trọng lượng.

Cho đến nay, khoa học chưa có cách nào giải thích hiện tượng khinh công (nếu như nó tồn tại) vì nó đi ngược lại hoàn toàn định luật vạn vật hấp dẫn. Người ta không thể chứng minh, ít nhất là về mặt lý thuyết, làm thế nào mà một người có thể thoát ra khỏi tác động của lực hút của trái đất trong điều kiện thông thường chỉ bằng cách hít thở, thôi miên để huy động năng lượng siêu nhiên. Những người phản bác cho rằng từ xưa đến nay, đó chỉ là trò ảo thuật đánh lừa thị giác của người xem.

Một số thử nghiệm khoa học gần đây cho thấy nhiều chiều hướng tích cực hơn. Ví dụ, các nhà khoa học Nga đã thử nghiệm trong môi trường đặc biệt (âm hơn 160 độ C), một chiếc đĩa khi quay tốc độ cao, khoảng 3.000 vòng/phút trong tác động của một điện trường thì sẽ giảm trọng lượng. Các nhà khoa học Mỹ làm thử nghiệm khác: Khi đặt chất siêu dẫn lơ lửng trong từ trường, họ phát hiện ra nếu đặt một vật thể lên trên bề mặt của chất siêu dẫn, trọng lượng của nó sẽ giảm đi 5%.

Như vậy, vẫn còn hy vọng le lói cho những người muốn tin vào những điều đặc biệt, đồng thời những kẻ lừa bịp vẫn còn đất để dụng võ. Và khinh công là khả năng đặc biệt hay chỉ là một khát vọng ảo ảnh của loài người? Đây vẫn là một bí mật.

Theo Sức khỏe & Đời sống


Phật gia khinh công và Đạo gia khinh công

Khinh công là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sự kỳ bí, hấp dẫn của những bộ phim hay tiểu thuyết kiếm hiệp.

Tất nhiên ở đây khinh công đã mang sắc thái thần bí hóa khiến người xem không thể không nhớ đến những tuyệt kỹ công phu như phi thiềm tẩu bích, bích hổ du tường, lục địa phi hành công… Khinh công trở thành tiêu chí để cao thủ phân định trình độ võ công cao thấp.
Phật gia khinh công và Đạo gia khinh công

Giới võ lâm Trung Hoa chia khinh công làm 2 loại chính: Phật gia khinh công – tiêu biểu là Thiếu Lâm và các phái thuộc Nam quyền và Đạo gia khinh công – tiêu biểu là Võ Đang, Nga My… Đạo gia truy cầu đắc đạo thành tiên, rũ bỏ xác phàm, tiêu dao tự tại, “sáng chơi Đông Hải, chiều ở Thương Ngô, trong hành đạo có thuật “Thăng thiên”, hình thành hệ thống lý luận và phương pháp tập luyện khinh công riêng mình. Cơ sở của khinh công Phật gia nằm ở “Thiền tu”, tức tĩnh tọa, tham thiền, khí công.Một Đạo sĩ biểu diễn khinh công.

Giới võ thuật hẳn ai cũng biết tích Bồ Đề Đạt Ma sư tổ vượt ngược sông Trường Giang đến Thiếu Lâm Tự chỉ bằng một cọng lau, thể hiện trình độ khinh công đến mức thượng thừa. Nhưng theo “Võ tăng truyện”, “Thiếu Lâm Tự chí”, “Thiếu Lâm võ tăng tạp lục”… thì Thiếu Lâm khinh công khởi nguồn sớm nhất từ Tăng Trù thiền sư, đệ tử của Bạt Đà, phương trượng đầu tiên của Thiếu Lâm Tự đời Bắc Ngụy (cuối thế kỷ V).“Thiếu Lâm ca quyết” dạy rằng, muốn luyện thành chân công phải tuân thủ 3 yếu quyết: “Tĩnh” (tĩnh lặng), “tùng” (buông lỏng) và “quân tế” (hơi thở phải giữ thật đều và nhẹ). Trong quá trình luyện phải tránh những điều gây tổn thương sau: Nhìn lâu hại tinh, nằm lâu hại khí, nghe lâu hại thần, ngồi lâu hại mạch, đứng lâu hại cốt, đi lâu hại gân, giận dữ hại gan, tư lự hại tỳ, uống nhiều hại dương, quan hệ nam nữ nhiều hại tủy.

Tăng Trù vốn họ Tôn, từ nhỏ xuất gia theo Bạt Đà – tăng nhân Thiên Trúc, trụ trì đầu tiên của Thiếu Lâm Tự. Vốn thân thể yếu nhược, Tăng Trù lập chí khổ luyện nhiều năm, sau tinh thông Phật lý lại am tường các môn công phu, đặc biệt là khinh công siêu phàm, có thể phi thiềm tẩu bích, nhảy lên nóc chùa, ngày đi được mấy trăm dặm.

Về sau, các hòa thượng như Hồng Ôn, Phúc Hồ, Giác Viễn, Trí Thụy, Huệ Cự, Hành Khả, Đản Lương, Thanh Chân, Thanh Ngọc, Trinh Tuấn, Trinh Thu… đều luyện thành tuyệt kỹ khinh công Thiếu Lâm, phi thân qua suối rộng, chạy nhảy lên vách đá, phóng qua lầu cao, đạp bèo vượt sóng, đi trên nước như trên đất.
72 tuyệt kỹ khinh công

Thiếu Lâm Tự trải qua nhiều cơn binh lửa, nhất là năm Dân quốc thứ 17 (1928), tướng quân phiệt là Thạch Hữu Tam hỏa thiêu Thiếu Lâm Tự, lửa cháy đến 40 ngày, nhiều mật phổ, quyền kinh chứa trong Tàng kinh các, Thiên Vương điện, Chung cổ lâu bị cháy rất nhiều.

Về sau võ công Thiếu Lâm được truyền thụ các nơi, tuy có những điểm khác biệt về chiêu thức nhưng lý luận võ công, nhất là phương pháp truyền thụ, tập luyện khinh công vẫn là thống nhất.Trong thực chiến, khinh công có thể đơn độc đối địch, phát huy uy lực dũng mãnh, đồng thời có thể kết hợp với các môn võ công khác để phát huy tác dụng tối đa.

Trong quá trình phát triển của mình, Thiếu Lâm khinh công đã hấp thu, dung hợp tinh hoa khinh công của các môn phái khác. Hiện nay, Thiếu Lâm khinh công còn truyền thụ 72 tuyệt kỹ, có thể kết hợp xuyên suốt trong luyện tập các môn quyền, côn, kiếm, đao, thương thuật. Trong thực chiến, khinh công có thể đơn độc đối địch, phát huy uy lực dũng mãnh, đồng thời có thể kết hợp với các môn võ công khác để phát huy tác dụng tối đa.Thiếu Lâm khinh công là kết quả của sự kết hợp mật thiết giữa nội công và ngoại công. “Nội” là luyện nội khí, khí huyết, tinh thần, kinh mạch; “Ngoại” là luyện gân cốt, cơ bắp, kình lực. Luyện khinh công phải dùng lực, ý, khí, thần, tiêu hao năng lượng rất lớn, nếu không biết phương pháp “dự trữ năng lượng”, “lấy nội dưỡng ngoại” thì tổn hại rất lớn.

Các cao đồ Thiếu Lâm xưa kia đều luyện thành vài tuyệt kỹ, có người luyện thành đến mười mấy tuyệt kỹ gồm: Đạp tuyết vô ngân công (đi trên tuyết không để dấu chân); Bích hổ du tường (trườn lên vách tường đứng như thằn lằn); Thủy thượng phiêu (chạy trên nước); Siêu cự công (chạy trên đất như bay); Lưu tinh bộ công (đi lẹ như sao băng); Bào bản công (chạy trên vách đá dựng đứng); Kim đao hoán chưởng công (tránh né trong rừng đao kiếm)…
Nguyên lý khinh công Thiếu Lâm

Dưới ánh sáng khoa học, Thiếu Lâm khinh công dựa trên các nguyên lý sau:

Nguyên lý kích thích năng lượng: Khi gặp nguy hiểm như bị truy đuổi rất gấp, ta có thể nhảy qua hàng rào cao hoặc khe rãnh rộng mà lúc bình thường không thể nào thực hiện được. Như vậy lúc ấy sức mạnh và khả năng đó từ đâu đến? Đó là nguồn năng lượng tiềm tàng trong cơ thể mà đúng vào hoàn cảnh ấy, điều kiện ấy thì mới khai thác được phần nào một cách không tự giác.Qua quá trình luyện công, nhiều dạng vật chất trong cơ thể được kích thích, chuyển hóa thành năng lượng.

Luyện công chính là để khai thác, vận dụng tiềm năng ấy một cách có ý thức. Qua quá trình luyện công, nhiều dạng vật chất trong cơ thể được kích thích, chuyển hóa thành năng lượng. Năng lượng ấy phối hợp với quá trình chuyên luyện chính xác các tuyệt kỹ khinh công sẽ tạo nên những kỳ tích mà người thường không thể lý giải nổi như đứng giao đấu trên que nhang, đạp bèo qua sông…

Nguyên lý từ hóa, từ trường: Muốn đi trên mặt nước thì phải làm cho trương lực bề mặt và độ kết dính của nước tăng lên. Vật lý học cho thấy rằng, nước một khi đạt đến cường độ từ trường nhất định thì sẽ phát sinh biến đổi các đặc tính vật lý như thay đổi tính dẫn điện, độ kết dính, trương lực bề mặt. Sự thay đổi ấy là do từ trường gây nên, tạo thành từ hóa. Từ trường hiện diện ở sinh vật, cơ thể người. Mỗi cơ thể đều có sinh vật điện và sinh vật từ, hình thành sinh vật từ trường. Người trong trạng thái khí công thì từ trường rất mạnh, đặc biệt là trong trạng thái nhập tĩnh.

Nguyên lý nhập tĩnh: Người nhập tĩnh trong luyện công sẽ thể nghiệm được 8 loại cảm giác, trong đó có cảm giác “khinh” cảm thấy cơ thể nhẹ như tơ bay. Người luyện công đến trạng thái nhập tĩnh cao độ có thể nhập vào cảnh giới “vô vi không tĩnh” siêu thoát khỏi vạn vật.Trong bộ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng “Thiên long bát bộ” của Kim Dung có kể về Đoàn Dự – thái tử nước Đại Lý, do lạc vào bí động mà học được bộ pháp Lăng ba vi bộ, có thể dễ dàng chạy thoát khỏi sự tấn công của đối phương. Thực ra, Lăng ba vi bộ là môn khinh công thượng thừa của phái Tiêu Dao, lấy ý từ câu “Lăng ba vi bộ, la miệt sinh trần” (bước uyển chuyển đùa trên sóng lượn, tha thướt xiêm y phủ gót hài) trong bài Lạc Thần phú của Tào Thực, con thứ Tào Tháo. Bộ pháp này di chuyển trên phương vị 64 quẻ của Kinh Dịch.
theo bee


Earthandsky-Exciting Personal Website-Join Us and feel!
 
Forum » Giải trí » Kì bí quanh ta! » Kỳ lạ thuật khinh công (Tin Đa Chiều)
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

  GOOD LUCK!   Main   Registration   Login  
Namecheap.com - Cheap domain name registration, renewal and transfers - Free SSL Certificates - Web Hosting
menu

tip

Chia sẻ



Clicksia
SEO sprint - Всё для максимальной раскрутки!
Copyright 2024 © DTD88 Make a free website with uCoz