Chào Guest | Nhóm "Guests" | RSS
Image Image Image Image Image Image Image Image
KHO PHIM CHẤT LƯỢNG CAO - MOVIES STORE
LINK MEDIAFIRE, JUMBOFILES, RAPIDSHARE, UPLOADED

[ CHỦ ĐỀ MỚI · THÀNH VIÊN · NỘI QUY · TÌM KIẾM · RSS ]
  • Page 1 of 1
  • 1
Forum » Giải trí » Kì bí quanh ta! » "Lỗ hổng thời gian" và những vụ mất tích bí ẩn
"Lỗ hổng thời gian" và những vụ mất tích bí ẩn
docDate: Thứ 6, 2011-04-22, 11:41 AM | Message # 1
Chuẩn bị bay
Group: Friends
Messages: 37
Reputation: 0
Status: Offline
Giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu và Mỹ gần đây xôn xao về một số vụ mất tích - tái hiện một cách thần bí. Nhiều người cho rằng hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian”.

Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.

Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.

Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.

Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.

Added (2011-04-22, 8:36 Am)
---------------------------------------------
Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.

Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn. Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu . Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.

Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.

Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu - Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích - tái hiện xuyên thời gian”.

Added (2011-04-22, 8:37 Am)
---------------------------------------------
800 lính Anh mất tích trong mây

Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, vào ngày 21/8/1915, hơn 800 lính thuộc Trung đoàn Norfolk 5 của quân đội Anh được lệnh cơ động lên một ngọn núi cao thuộc vùng Dardanelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo lời kể của các nhân chứng, có một đám mây lớn bay sà xuống và bao phủ lên đoàn quân, lúc đó đang tiến vào thung lũng. Đội quân càng lên cao thì càng chìm dần vào trong khối mây mờ.

Khi người cuối cùng khuất hẳn, cả khối mây đã bốc lên cao và biến mất, người ta không thấy bất kỳ người lính nào bước ra khỏi đám mây đã bay đi đó. Từng ngọn cây, bụi rậm trên đỉnh núi đều có thể nhìn rõ, nhưng một đội quân hơn 800 người đã mất tích hoàn toàn. Khi đó, 22 người lính của New Zealand cũng đang tập cùng trận địa với đội quân này, trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng 600 m. Họ đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng bí hiểm trên.

Có giả thuyết cho rằng toàn bộ đội quân đã bị lực lượng đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ bắt làm tù binh. Tuy nhiên, sau chiến tranh, phía Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết khẳng định rằng họ chưa từng nhìn thấy đội quân này. 800 người lính đã bị mất tích không nằm trong danh sách những lính Anh bị tử trận, đồng thời cũng không có trong danh sách tù binh chiến tranh được Thổ Nhĩ Kỳ trao trả sau khi chiến tranh kết thúc.

Ở Trung Quốc, năm 1945, một đoàn tàu chở hàng trăm khách từ Quảng Đông đi Thượng Hải đã biến mất khỏi hành trình khi gần đến ga cuối, không để lại bất kỳ một dấu tích nhỏ nào.

Vùng biển bao la giữa Florida, Puerto Rico và quần đảo Bermuda được cho là một trong những khu vực nổi tiếng nhất thế giới về những hiện tượng không bình thường. Từ hơn một thế kỷ nay nhiều truyền thuyết và luận đề khác thường đã cố gắng giải thích việc tàu thủy và máy bay mất tích một cách bí ẩn. Dường như các biến cố này hay xảy ra trong cái được gọi là tam giác quỷ. Số phận của"chuyến bay 19"trong tháng 12/1945 chỉ là một trong những biến cố đó, mặc dù là sự kiện nổi tiếng nhất và gây náo động dư luận nhiều nhất.
Trong những năm sau đó thống kê các mất mát kỳ lạ tăng rõ rệt, các thông báo về máy bay mất tích được đưa ra gần như liên tục:
1947 chiếc máy bay"Superfort"không trở về sân bay xuất phát. Chiếc C-54 Skymaster và đội bay được nghe thấy lần cuối cùng khi cách Bermuda 100 dặm, sau đấy liên lạc vô tuyến bị cắt đứt.
Năm 1948 chiếc"Star Tiger"của Anh biến mất trên bầu trời một cách không giải thích được . Cũng trong cùng năm đấy tín hiệu radar của một chiếc máy bay hành khách biến mất...
Khái niệm"tam giác Bermuda"xuất phát từ Vincent Gaddis vào năm 1964 và không bao lâu sau đó đã trở thành huyền thoại. Việc quan tâm đến các hiện tượng được cho là siêu tự nhiên đạt đến đỉnh cao năm 1974 khi quyển sách The Bermude Triangle của Charles Berlitz và J. Manson Valentine trở thành quyển sách bán chạy nhất, có số xuất bản lên đến hàng triệu trên toàn thế giới. Trong đấy, cũng như ở các tác giả khác trước đó, một danh sách tàu thủy và máy bay biến mất không dấu vết được đưa ra làm bằng chứng gián tiếp cho hiện tượng tam giác Bermuda. Thật ra thì một vài tác giả đã mang cả Azores(tiếng Bồ Đào Nha: Ilhas dos Açores) và Caribbean vào tam giác Bermuda và vì thế đã mở rộng vùng "rất nguy hiểm" với 500.000 km2 này ra lớn thêm gấp ba lần.
Các câu chuyện từ tam giác Bermuda rất giống nhau: hoặc là tàu thủy hay là máy bay biến mất không dấu vết trong điều kiện thời tiết tốt, biển lặng mặc dầu phi công hay thủy thủ đoàn giàu kinh nghiệm hay là một chiếc tàu thủy hoàn toàn nguyên vẹn được tìm thấy đang trôi dạt trên biển trong khi thủy thủ đoàn mất tích. Các đàm thoại vô tuyến kỳ lạ và không rõ ràng cũng đóng một vai trò trong một số trường hợp. Nguyên nhân được đưa ra cho các vụ việc này ngoài những nguyên nhân khác: người từ ngoài Trái Đất bắt cóc hay những"lực trường"nguy hiểm xuất phát từ châu Atlantis...

Added (2011-04-22, 8:37 Am)
---------------------------------------------
Thí dụ nổi tiếng nhất là câu chuyện về"Chuyến bay 19":
Trường hợp này là sự kiện được ghi chép tốt nhất và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử của tam giác Bermuda mà trong đó 5 chiếc máy bay bỏ bom Mỹ đã biến mất.

Máy bay hành khách Douglas DC-3. (Hình minh họa)
Vào ngày 28 tháng 12 năm 1948 chiếc máy bay DC-3 với 36 người đang trên đường bay từ Puerto Rico đến Miami. Trong lần đàm thoại vô tuyến điện cuối cùng, người ta cho rằng phi công Bob Linquist đã nói là máy bay còn cách Miami 50 dặm về phía Nam và đã có thể nhìn thấy đèn của thành phố. Ngay sau đấy phi công đã biến mất không để lại dấu tích cùng với máy bay và hành khách.
Nhiều người viện dẫn là trước khi xuất phát tại Puerto Rico người lái máy bay đã lưu ý về thiết bị liên lạc vô tuyến của ông bị trục trặc. Có thể là ông đã không nhận được thông báo về việc gió đổi hướng trong lúc bay và vì thế vào thời điểm liên lạc vô tuyến lần cuối cùng đã ở về phía Nam của hướng bay tròn 50 dặm, tức là cách Miami tròn 100 dặm. Ngoài ra thì lời nói là có thể thấy được đèn thành phố đã được gán cho ông sau đấy...
Điều nổi bật là từ tác phẩm này sang tác phẩm khác nhiều câu chuyện bí ẩn ngày càng bí ẩn thêm(các tác giả tương ứng thông thường dựa vào lẫn nhau) và cũng không hiếm khi là càng nhiều chi tiết và giàu tưởng tượng hơn(ngay cả khi các câu chuyện này đã xảy ra từ lâu).
Một năm sau quyển sách bán chạy nhất của Berlitz và Valentine, quyển The Bermuda Triangle Mystery - Solved! của Lawrence Kusche được xuất bản. Tác phẩm này, cho đến ngày nay vẫn được xem là tác phẩm cổ điển của các điều tra mang tính hoài nghi, đã dọn sạch một loạt phỏng đoán, bán sự thật và hoang đường thuộc về đề tài này. Kusche đã chỉ ra rằng không có gì bất thường tại vùng biển này của Đại Tây Dương. Con số tàu thủy và máy bay mất tích không cao hơn ở những nơi khác, tính theo lượng giao thông của những vùng biển khác có thể so sánh được trên các đại dương của thế giới và phần lớn các trường hợp"gây chấn động"bị mất đi hoàn toàn tính bí ẩn khi khảo sát các nguồn nguyên thủy được đưa ra trong quyển sách. Thời gian gần đây đã im lặng nhiều đi chung quanh đề tài này. Năm 1980 Berlitz đưa ra một vài tai nạn mới"không giải thích được", những tai nạn mà cuối cùng hóa ra là không hoàn toàn không phải là không giải thích được và ngoài ra ngoại trừ 3 trường hợp hoàn toàn không được xếp vào tam giác Bermuda. Mặc dầu là tai nạn máy bay hay tàu thủy vẫn tiếp tục xảy ra trên Đại Tây Dương nhưng ngày nay những tai nạn này hiếm khi được liên kết với tam giác Bermuda.

Added (2011-04-22, 8:38 Am)
---------------------------------------------
Tàu Marine Sulphur Queen:
Năm 1963 chiếc tàu chở dầu Marne Sulphur Queen biến mất với 39 người thủy thủ đoàn. Các đàm thoại vô tuyến và lần liên lạc vô tuyến cuối cùng cho thấy là chiếc tàu đã chìm về phía Tây của Key West, tức là ngoài vùng được gọi là tam giác Bermuda. Chiếc tàu hơn 20 năm tuổi này chở 15.000 tấn lưu huỳnh lỏng và theo thông tin của lực lượng canh phòng bờ biển Mỹ thì đã bị hư hại nặng trong những tháng trước đó vì nhiều biến cố thời tiết. Theo kế hoạch thì mãi đến tháng 3 năm 1963 mới có một cuộc khảo sát và sửa chửa các hư hỏng trên tàu. Cũng đã có nhiều vụ cháy, phần nhiều là nhỏ, xảy ra trên tàu mà theo thông tin của lực lượng canh phòng bờ biển Mỹ là bắt đầu hay xảy ra từ tháng 10 năm 1962 và theo lời khai của nhân chứng thì bắt đầu từ tháng 12 là gần như liên tục.
Chiếc tàu nhổ neo rời Beaumont, Texas vào ngày 2 tháng 2 năm 1963, cuộc liên lạc vô tuyến cuối cùng xảy ra vào khoảng 1 giờ 30 ngày 4 tháng 2. Khi chiếc tàu không đến Norfolk - Virginia vào ngày 7 tháng 2 theo như trong kế hoạch. Một cuộc tìm kiếm trên gần 350.000 dặm vuông kéo dài 6 ngày được bắt đầu ngay ngày hôm sau đó và với xác suất là 95% thì đã tìm được chiếc tàu nếu như nó vẫn còn ở trên mặt nước. Người ta chỉ tìm thấy một vài vật nhỏ từ chiếc tàu, đặc biệt là phao bơi và áo vét cứu hộ. Việc phỏng đoán là một vụ nổ đã làm chìm tàu không được củng cố.
- Nước trắng:
Hiện tượng này được cho là hay xảy ra trong vùng bờ biển Bahamas. Nhà nghiên cứu về Atantis Dr. J. Manson Valentine và phi công Jim Richardson được cho là đã 1 lần cùng với một chiếc thủy phi cơ đáp ngay giữa nước trắng này để lấy mẫu.
Theo các tường thuật thì sau khi phân tích người ta đã xác định được tính hóa học đặc biệt chứng tỏ là một vài chất đã trào lên qua các kẽ hở ở đáy biển và đã có hoạt động của núi lửa. Ngoài những điều khác đã tìm thấy nồng độ cao bất thường của lưu huỳnh nhưng cũng có dấu vết của strongti và liti.

Added (2011-04-22, 8:39 Am)
---------------------------------------------
- Các giải thích:
. Methane hydrate và blowout:
Một số khoa học gia về địa chất từ Nhật, Đức và Mỹ đã tìm thấy trữ lượng khí methane rất lớn trong vùng tam giác Bermuda có thể là nguyên nhân cho việc tàu thủy biến mất không dấu vết.
Trong độ sâu từ 500 đến 2.000 m băng methane(methane hydrate) có thể hình thành khi methane hiện diện và nhiệt độ cho phép. Nếu áp suất và nhiệt độ thay đổi theo thời gian khí methane sẽ dần dần thoát ra khỏi các tảng giống như băng này. Khi có thay đổi đột ngột, thí dụ như vì có động đất dưới đáy biển hay chuyển dịch trong kiến tạo mảng, một phần lớn của băng methane này có thể bị phân rã ra thành các thành phần cấu tạo(nước và methane). Methane dạng khí nổi lên trong bọt khí và làm giảm tỷ trọng của nước. Lực đẩy của tàu thủy và tàu ngầm giảm đi nhanh chóng và mạnh đến mức chúng chìm xuống mặt nước hoặc xuống đến tận đáy biển. Hiện tượng này được gọi là blowout.
Ngoài ra còn hình thành điện tích trong khi bọt khí nổi lên do có ma sát với nước mà qua sự chuyển động tạo nên một dòng điện và qua đó là một từ trường giải thích cho việc những thiết bị và dụng cụ từ và điện không hoạt động được nữa.
Sau khi chuyến bay 19 biến mất nhiều nhân chứng cho biết đã thấy một vụ nổ trên bầu trời. Một số người cho rằng có thể là khí methane bốc lên đã bốc cháy tại các động cơ của máy bay, dẫn đến một bùng nổ lớn mà các máy bay đã trở thành nạn nhân của nó. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có một dấu vết nào là manh mối cho việc khí methane bốc lên từ biển có thể dẫn đến bùng nổ trên độ cao của máy bay.
Việc chiếc thủy phi cơ cũng bị mất tích trong hoạt động tìm kiếm chuyến bay 19 có thể được giải thích bằng sự kiện có thật đã được biết thời bấy giờ là loại máy bay này có khả năng bùng nổ nhiên liệu một cách bất ngờ vì lỗi thiết kế. Sự kiện nổ thỉnh thoảng được nhắc đến liên quan với chuyến bay 19 có thể là từ việc chiếc máy bay này rơi mà ra. Các nhân chứng lúc đấy đang ở trong vùng của tuyến bay theo kế hoạch của chiếc máy bay này và rất xa tuyến bay phỏng đoán của các phi công chuyến bay 19.

Added (2011-04-22, 8:41 Am)
---------------------------------------------
Trường điện từ:
Một lý thuyết khác dẫn xuất từ tác động của sóng điện từ đến các dụng cụ hàng hải mà qua đó bị mất chức năng của chúng làm cho việc định hướng trở nên rất khó khăn cho thuyền trưởng hay phi công trong điều kiện thời tiết xấu. Thế nhưng phản bác lại điều này là cho đến nay người ta không thể đo đạc được những gì bất thường tương ứng trong khu vực đó và điều này cũng chỉ có thể giải thích được cho những tai nạn trong thời gian gần đây. Thí dụ như chuyến bay 19 đã được chứng minh là không có những hỗ trợ hàng hải bằng điện trên máy bay.
. Điều kiện thời tiết:
Trong vùng này thường hay có bão mà cũng có thể là có trách nhiệm cho một phần trong việc các vật thể biến mất. Đã có bằng chứng cho điều này như trong chuyện của chiếc tàu buồm Gloris Colita từ năm 1940. Chiếc tàu này được tìm thấy 200 dặm về phía Nam của Mobile, Alabama trong vịnh Mexico. Các cánh buồm đều rách nát và nơi chở hàng ngập đầy nước. Bánh lái và tay lái đều bị nát vụn. Theo các tường thuật báo chí trong năm 1940 người ta đã có thể chứng minh được là trong thời gian này đã có bão to trong khu vực. Cũng có thể cho rằng nguyên nhân việc biến mất của nhiều vật thể là những cơn bão và gió xoáy của các cơn mưa bão to đã đổ ập đến với sức mạnh không thể tin được và có thể chỉ xảy ra trong vòng ít hơn là 5 phút, những cái mà Hải quân Mỹ gọi là Microburst.
. Lý giải khác:
Ngay từ năm 1959 ý niệm về một liên kết đặc biệt của nước đã được đưa ra - đó là sự liên kết của các phân tử nước với nhau tạo thành hình khối tròn nhiều cạnh tương tự như trái bóng đá. Có các hốc rỗng bên trong cũng lớn bằng các phân tử nước, hay của một vài các phân từ khí, trong đó có khí mê-tan.
Cách đây không lâu 2 nhà khoa học Nga - Vushoski và Korninova đã tiến hành nghiên cứu những đặc tính năng lượng cần thiết để chuyển dịch các phân tử tự do của nước từ trạng thái không liên kết vào các hốc rỗng và ngược lại.
Kết quả cho thấy: có thể điều chỉnh được cấu trúc của nước - tức số lượng các phân tử tự do của nước trong các hốc rỗng nhờ tác động của áp xuất, nhiệt độ và từ trường.
Như vậy nước đã được"tích điện"này sẽ giữ nguyên cấu trúc đó trong một thời gian dài.
Trong điều kiện tư nhiên, các hốc rỗng trong kết cấu phân tử nước đa cạnh có thể chứa các phân tử khí thiên nhiên và hình thành nên các hydrat dạng tinh thể.
Các hydrat dạng tinh thể mà ta thường gặp trong các lớp băng vĩnh cửu, dưới đáy biển và đại dương là loại hydrat cacbon của khí mê-tan. Nó trông giống như tuyết mới rơi, về nguyên tắc nó có thể được sử dụng như 1 loại nhiên liệu thứ cấp, song mặt khác nó lại rất nguy hiểm đối với sự sống trên Trái đất.
Ngay từ năm 1988 nhà địa chất người Anh - Ben Klernel đã đưa ra kết luận rằng: nguyên nhân của các vụ mất tích không để lại dấu vết của các tàu biển và máy bay ở vùng biển tam giác Bemuda chính là hydrat cacbon của khí mê-tan này. Dưới tác động của nhiệt lượng từ lòng đất bốc lên và các yếu tố khác, khí mê-tan bị tách ra từ hydrat tinh thể tạo thành các bóng khí khổng lồ dưới lớp bùn đáy biển.
Những bóng khí này khi gặp một tác động dù nhỏ ví dụ như chỉ là sự khuấy động của con cá voi...thì những khí này sẽ thoát lên khỏi mặt biển. Khi đó nó sẽ quây lấy con tàu và nhấn chìm nó vào xoáy nước hình phễu khổng lồ.
Khối khí tạo thành và thoát lên khỏi mặt biển có thể bùng nổ khi cọ sát với không khí và gây nên những cái chết của máy bay đang bay.
Các nhà khoa học Úc - Dzoseph Monagan và Devid Mei đã tiến hành các thí nghiệm trên các mẫu tảu biển trong một bể nước với sự mô phỏng của máy tính điện tử, cho thấy xác suất những tai nạn mà nguyên nhân như nói ở trên là khá lớn.

Added (2011-04-22, 8:41 Am)
---------------------------------------------
Sự giải thoát khí mê-tan tương tự như vậy từ hydrat tinh thể và sau đó bùng cháy trong không khí sẽ còn có thể xảy ra và đưa đến các tai nạn bí hiểm trong tương lai.
Một số người cho rằng lỗ hổng thời gian thực chất là thế giới phản vật chất đang tồn tại trong vũ trụ. Họ dựa vào công thức tổng năng lượng vật chất của Einstein, theo đó tổng năng lượng vật chất có hai giá trị là chính và phụ. Vậy khi giá trị phụ xuất hiện, chúng ta cần phải làm thế nào? Nhận thức nó ra sao? Một số học giả liền đưa nó vào mối liên hệ với thế giới phản vật chất. Hiện nay, chúng ta mới hiểu biết chưa đầy một nửa vũ trụ chúng ta đang sống, là phạm vi thế giới vật chất, còn nửa kia là một hệ thống tạo thành từ phản vật chất.

Hai bộ phận này tiếp cận với nhau dưới tác động qua lại của lực hấp dẫn. Khi tiếp cận đến một mức độ nhất định, tác dụng “đổ vỡ” do thế giới vật chất và phản vật chất sinh ra sẽ tạo ra một nguồn năng lượng vô cùng lớn, tạo thành một áp lực tách đôi hai hệ thống. Theo đó, có thể thấy rằng mất tích chính là hiện tượng phát sinh khi hai hệ thống vật chất và phản vật chất tiếp cận ở mức độ cao nhất, sinh ra năng lượng tạo nên áp lực phân tách. Khi hiện tượng “đổ vỡ” kết thúc, trường lực hấp dẫn trở lại trạng thái ban đầu, hiện tượng tái hiện xảy ra.

Trong cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học, nhiều giả thuyết khác cũng được đưa ra. Một trong số đó là thuyết “thời gian đứng lại”. Thế giới vật chất sau khi tiến vào lỗ hổng thời gian đồng nghĩa với việc mất tích, và từ đó đi ra cũng có nghĩa là được tái hiện. Như vậy, lỗ hổng thời gian và trái đất không cùng một hệ thống, và thời gian trong “lỗ hổng” là tương đối tĩnh. Do đó dù có mất tích 3-5 năm hay vài chục năm đi nữa, người ta sẽ không có gì thay đổi so với lúc ban đầu.

Giả thuyết thứ hai được đưa ra là thuyết “thời gian ngược”, cho rằng thời gian trong lỗ hổng thời gian là quay ngược so với bình thường. Người mất tích sau khi rơi vào đó có khả năng sẽ quay ngược về quá khứ. Tuy nhiên, khi thời gian quay ngược một lần nữa, người này lại được đưa trở về thời điểm họ bị mất tích, kết quả là xảy ra hiện tượng tái hiện thần bí.

Trong thuyết thứ ba “đóng cửa thời gian”, lỗ hổng thời gian là hiện tượng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất, không nhìn thấy và cũng không thể sờ thấy. Đối với thế giới vật chất mà con người đang tồn tại, nó vừa đóng lại vừa mở. Thỉnh thoảng khi nó mở ra một lần, sẽ có hiện tượng mất tích; mở thêm một lần nữa, người mất tích tái hiện.

Trước mắt, quanh vấn đề “lỗ hổng thời gian” vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Chưa một học thuyết nào đủ sức thuyết phục vì chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng “mất tích - tái hiện” vẫn còn là bí ẩn đang chờ con người khám phá...
Theo những điều bí ẩn của Thế Giới.

 
Forum » Giải trí » Kì bí quanh ta! » "Lỗ hổng thời gian" và những vụ mất tích bí ẩn
  • Page 1 of 1
  • 1
Search:

  GOOD LUCK!   Main   Registration   Login  
Namecheap.com - Cheap domain name registration, renewal and transfers - Free SSL Certificates - Web Hosting
menu

tip

Chia sẻ



Clicksia
SEO sprint - Всё для максимальной раскрутки!
Copyright 2024 © DTD88 Make a free website with uCoz